Ngày đăng: 30/10/2022
Động lực tăng trưởng của bất động sản khu vực Nam Bộ.Bất động sản Tây Ninh dần trở thành tâm điểm mới nhờ hạ tầng kết nối, tiện ích đầy đủ và thu hút chủ đầu tư lớn.
Trong bối cảnh quỹ đất ở khu vực phía nam càng được mở rộng năng cấp những con đường kết nối các tuyến đường quốc lộ huyết mạch , khu Nam thành phố được đánh giá còn nhiều dư địa để phát triển với hạ tầng hoàn chỉnh. Nơi đây quy tụ nhiều chủ đầu tư lớn xây dựng dự án, từ đó thúc đẩy làn sóng dịch chuyển về dân cư và đầu tư bất động sản.
Trước đây, phía Nam là khu vực dành cho các cụ nông dân trồng trọt và chăn nuôi, và có nhiều đất đỏ, vách đá và được các cụ khai thác thành những con đường lại mọc lên những trang trại nhà lá được xây dựng lên bằng rom vs đất còn gọi là nhà đất.
Khoảng ba năm trở lại đây, hạ tầng giao thông và tiện ích được đẩy mạnh cùng với sự hiện diện của nhiều chủ đầu tư lớn đã thúc đẩy khu vực phía nam - Tây Ninh trở thành tâm điểm mới về du lịch và nơi thánh địa tâm linh. Điển hình tuyến đường cao tốc TPHCM - Mộc Bài- Gò Dầu - Xa Mát.
.jpg)
Ông Nguyễn Tấn Tài, Giám đốc Sở GTVT Tây Ninh cho biết, trong năm 2022, Sở GTVT tỉnh Tây Ninh sẽ tập trung nguồn lực lớn cho phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, chú trọng 2 dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (53,5km), trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư trong năm 2022, hoàn thành năm 2025; dự án cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (65km), trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong tháng 3/2022.
Ngoài ra khu Nam cũng thừa hưởng lợi thế sẵn có từ hệ sinh thái du lịch Núi Bà và Chùa Tòa Thánh.Núi Bà Đen là một cảnh đẹp Tây Ninh nổi tiếng nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, thuộc quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, cách thành phố Hồ Chí Minh tầm 100km.
Bà Đen có độ cao 986m, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ. Ngoài chiều cao ấn tượng, nơi đây còn có khung cảnh hữu thiên nhiên hữu tình, núi non hùng vĩ. Hiện tại, đã có tuyến cáp treo đưa du khách lên tận đỉnh núi để ngắm cảnh, chiêm bái các điểm du lịch, di tích tâm lịch.
Đồng thời, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh thực hiện các dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành (Tây Ninh) - Đức Hoà (Long An) có tổng mức đầu tư 3.482 tỉ đồng; đường Tuần tra biên giới (35km, vốn đầu tư 350 tỉ đồng), nâng cấp luồng đường thuỷ nội địa Sài Gòn - Bến Súc - Bến Củi... Đặc biệt, đề ra nội dung hợp tác kết nối giao thông với các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tây Ninh khởi động 2 dự án cao tốc trong năm 202,song song đó, xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các dự án Trung tâm logistics, Cảng cạn và cảng tổng hợp Tây Ninh, cảng cạn Mộc Bài, cảng cạn Thanh Phước... Dự kiến 2022, ngành GTVT tỉnh Tây Ninh thực hiện 12 dự án đầu tư công với nhu cầu vốn gần 1.000 tỉ đồng.
